Chú thích Lê_Văn_Khôi

  1. Việt Nam sử lược/Quyển II/Cận kim thời đại/Chương III
  2. 1 2 3 Theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ 19. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 230-237
  3. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, ghi Nguyễn Hữu Khôi.
  4. Xem chi tiết bài Thành Gia Định.
  5. Trích Đại Nam chính biên liệt truyện (bản dịch do Nhà xuất bản Văn học in năm 2004, tr. 1016).
  6. Vương Hồng Sển, Khảo về đồ sứ men lam Huế (Nhà xuất bản Mỹ thuật, 1994, tr. 208). Trong Gia Định xưa (Huỳnh Minh soạn. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin in lại năm 2006, tr. 160) có thêm chi tiết: "Tương truyền, vào năm 1820, khi Lê Văn Duyệt đi kinh lược vùng Thanh Hóa, có Lê Văn Khôi đi theo hầu. Lúc hai ông ghé thăm mộ Võ TánhBình Định, nhìn tháp Cánh Tiên nơi cố đô của Chiêm Thành, Ông Khôi đã xúc cảm làm một thơ Đường luật, trong đó có hai câu cuối còn được truyền tụng là: "Ca quản lâu đài vân cộng khứ/ Duy dư Tiên tháp lão càn khôn" (nghĩa: Tiếng đàn hát ca xang, đã cùng mây bay đi mất/ Chỉ còn một tháp Cánh Tiên thi gan cùng tuế nguyệt, khoe già với trời đất). Điều đó chứng tỏ Lê Văn Khôi là người văn võ toàn tài.
  7. Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài), Đại Nam chính biên liệt truyện. Nhà xuất bản. Văn học, 2004, tr. 1016.
  8. 1 2 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nnà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968, tr.445.
  9. Sau, Lê Văn Duyệt bị vu nhiều tội, nên mồ mả bị xiềng, tài sản bị tịch thu, vợ và các thuộc hạ thân tín đều bị bắt giam (xem thêm Lê Văn Duyệt).
  10. Bắc thuận hay Hồi lương là những người ở miền Bắc hay Trung, bị tội phải đày vào làm lính ở Nam Kỳ.
  11. Đại Nam chính biên liệt truyện ghi Lê Văn Khôi mất tháng Chạp năm Giáp Ngọ, tức đầu năm 1834 (sách đã dẫn, tr.1033).
  12. Ghi theo Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 1033). Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1992, tr. 392) ghi là Lê Văn Câu. Sách Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Quách Thu Nguyệt chủ biên, ghi Lê Văn Cú. Trần Trọng Kim (sách đã dẫn) ghi 7 tuổi.
  13. Đại Nam chính biên liệt truyện (Cao Xuân Dục làm Tổng tài. Nhà xuất bản Văn học, 2004, tr. 1938).
  14. Sách Hỏi đáp lịch sử Việt Nam ghi 1.737 người (Nhà xuất bản Trẻ, 2007). Nguyễn Phan Quang cho biết căn cứ vào những bản mật tấu thì con số bị bắt giết là 1.284 người. Đại Nam chính biên liệt truyện chép số người bị bắt giết là 1.278. Quân triều bị thương và bị giết khoảng 700 (tr. 1938).
  15. Dẫn theo Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 4), Tủ sách sử học Việt Nam, 1961, tr. 352.
  16. Nhiều người soạn, Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh do TS Quách Thu Nguyệt chủ biên (Nhà xuất bản Trẻ, 2006, tr. 100).
  17. Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ 19. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 239, 249 và 253.